Chốt lời – Kỹ năng quan trọng nhất trong giao dịch và đầu tư

Tâm lý giao dịch
Trang chủ » Blog » Tâm lý giao dịch » Chốt lời – Kỹ năng quan trọng nhất trong giao dịch và đầu tư

Có lẽ phải mất nhiều tiền và thời gian thì cuối cùng trader cũng nhận ra chốt lời, là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong giao dịch. Tôi cũng mất nhiều năm trước khi nhận ra điều đó và nhờ nó hiện tại tôi cải đã thiện rất nhiều về kết quả giao dịch của mình.

Và tôi tin rằng, những gì mình sắp chia sẻ gần như rất ít được nhắc tới trong các cuốn sách về giao dịch. Và nó cũng không xuất hiện trong các videos hướng dẫn về giao dịch và đầu tư.

Cách đây vài năm, tôi có đọc được 2 câu nói mà đến bây giờ tôi mới hiểu hết được ý nghĩa của nó.

Câu đầu tiên là: Tiền chỉ có thật khi bạn chốt lời.

Và câu thứ 2 là: Thành công trong giao dịch đến nhiều từ làm thế nào để thoát lệnh chứ không phải là vào lệnh.

Vậy tại sao Thoát lệnh lại quan trọng hơn so với việc vào lệnh.

Chúng ta sẽ cùng đi vào một ví dụ sau để trả lời cho câu hỏi đó.

Gỉa sử chúng ta vào lệnh bán trong một xu hướng giảm khi giá hồi lại. Thường thì các bạn sẽ đặt stoploss đâu đó phía trên của đỉnh trước đó. Chúng ta đặt chốt lời tại khu vực đáy trước đó. Tỷ lệ RR trong trường hợp này là 3:1 (lợi nhuận gấp 3 lần rủi ro). Ngay sau khi vào lệnh, giá di chuyển theo hướng đi xuống và bạn mơ về 1 lệnh thắng.

Theo bạn, liệu rằng đây có phải là một giao dịch tốt không?

Gía tiếp tục giảm, sau đó nó có dấu hiệu chậm lại, một vài trader sẽ di chuyển điểm dừng lỗ về vị trí vào lệnh. Một số khác thì vội chốt lời tại A. Một số trader khác thì không làm gì cả.

Gía về vị trí vào lệnh, những ai dời SL thì thoát ra với chẳng có đồng lợi nhuận nào cả. Những trader không thoát ra thì lòng như lửa đốt, giá quét qua điểm dừng lỗ B.

Nhưng sau đó, giá rơi một mạch chạy qua điểm chốt lời C như dự kiến ban đầu. Nhưng không có một đồng lợi nhuận nào, hoặc thậm chí là thua lỗ. Lẽ ra, trader đã có 1 lệnh hoàn hảo và có 1 đống lợi nhuận mang về. Nhưng bằng 1 cách nào đó trader từ 1 giao dịch tốt trở nên thua lỗ và nhìn giao dịch đó di chuyển mà không có mình.

THÊM MỘT VÍ DỤ GIAO DỊCH KHÁC VỀ CHỐT LỜI TRONG GIAO DỊCH

Chúng ta là con người, và rơi vào tình huống ấy thì đa phần đều cảm thấy thất vọng. Đôi khi là bất lực và phẫn nộ vì thị trường trêu đùa chúng ta. Và một số trader nói rằng giá như để dừng lỗ xa hơn, giá như chốt lời sớm hơn thì có lẽ mọi thứ đã khác.

Giống như giao dịch trên, chúng ta kỳ vọng với tỷ lệ RR 4:1 cho lệnh giao dịch này. Mọi thứ rất đẹp, giá di chuyển tới điểm A và xuất hiện việc quét thanh khoản. Một số người sẽ thoát tại A, một số khác thì dời dừng lỗ về vị trí vào lệnh.

Gía bắt đầu lao thẳng về vị trí vào lệnh và lao qua đáy B trước đó. Rất nhiều người sẽ quyết định ngay lập tức cắt lỗ và chấp nhận một khoản lỗ nhỏ.

Tuy nhiên, giá lập tức quay đầu và đi lên chạm tới điểm chốt lời ban đầu. Khi này, những người thoát lệnh tại vị trí vào lệnh hay ở đáy B là những trader buồn nhất và thất vọng. Những người chốt lời tại C và A là những trader hạnh phúc.

Nhưng không, giá tiếp tục đi lên xa hơn điểm chốt lời mà trader kỳ vọng. Khi này, trong tâm trí của trader tiếc nuối về cơ hộ ngon ăn vụt mất. Bất kể là trader có lợi nhuận hoặc không có gì từ giao dịch này.

Vì trader là con người, mà con người thì ai cũng có cảm xúc, ai cũng có THAM SÂN SI.

CHÚNG TA HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ 2 GIAO DỊCH TRÊN

Tôi nghĩ rằng, bạn đã trải qua cả 2 tình huống bên trên, và còn nhiều tình huống khác trong quá trình giao dịch. Và có thể, chính những cảm xúc đó khiến bạn trở nên không tuân thủ lệnh giao dịch, vào lệnh đuổi hoặc trả thù thị trường. Và kết quả của nó khá là thảm hại, bạn mất nhiều tiền hoặc cháy tài khoản.

Cùng một vị trí vào lệnh nhưng sẽ có những người bị thoát ra khỏi thị trường theo những cách khác nhau. Vậy có cách nào tối ưu trong trường hợp này không. Câu trả lời là KHÔNG.

Chúng ta học được điều gì từ ví dụ trên. Đây là những gì mà tôi quan sát:

  1. Trong mỗi giao dịch, lợi nhuận hay thua lỗ đến từ việc chúng ta đặt SL và TP. Hay có nghĩa là phụ thuộc vào việc thoát lệnh. Với cùng một vị trí vào lệnh, chúng ta có nhiều khả năng để thoát lệnh. Một vài có lãi, một vài hòa vốn và một vài thua lỗ. Đó là lý do mà tại sao tôi nói, mặc dù việc xác định cơ hội xác suất cao để vào lệnh là rất quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là chúng ta tập trung vào việc thoát lệnh.
  2. Chúng ta không thể nào biết được, đâu sẽ là chiến lược thoát để cho lợi nhuận tốt nhất cho tới khi giao dịch đó được thực hiện. Đôi khi dừng lỗ ngắn là tốt, đôi khi dừng lỗ rộng… Đôi khi đặt lợi nhuận ở 1 mức giá là tốt, đôi khi trailing stop là tốt hơn.

Và chính vì những điều đó, tôi đã xây dựng cho mình 4 nguyên tắc về việc chốt lời.

CÁC NGUYÊN TẮC VỀ VIỆC CHỐT LỜI

Nguyên tắc số 1: Các quy tắc cố định là không hiệu quả.

Tôi sẽ kể cho bạn nghe 1 câu chuyện. Có một nhà giao dịch lão luyện mời nhà phân tích kỹ thuật về để dạy ông. Nhà phân tích giải thích về các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự. Và khẳng định rằng khi giá đi đến đó thì giá sẽ đảo chiều. Vào một ngày, nhà giao dịch lão luyện gọi anh chàng kia đến và ngồi cùng ông để giao dịch. Khi giá di chuyển đến ngưỡng hỗ trợ.

Ông quay sang hỏi: chàng trai! Có phải cậu nói là khi giá đi tới đây nó sẽ quay lại đúng không. Chàng trai gật đầu, nhà giao dịch lão luyện hỏi lại, cậu chắc chắn chứ! Sau đó, ông vào một lệnh bán khống lượng lớn cổ phiếu. Giá phá sâu xuống hỗ trợ trong sự bàng hoàng của chàng trai kia. Bởi vì a ấy luôn tự hào về khả năng phân tích của mình.

Câu chuyện này chỉ muốn nói rằng, thị trường di chuyển là do quyết định của vô số các nhà đầu tư và trader. Và có hàng nghìn, hàng chục hoặc trăm nghìn các nhà giao dịch tham gia vào thị trường. Nên chúng ta không thể nào biết được họ sẽ làm gì và làm điều đó vào khi nào. Do vậy, các quy tắc cố định là không hiệu quả trong dài hạn.

Nguyên tắc số 2: Bạn sẽ không bao giờ có được chiến lược thoát lệnh hoàn hảo

Vì như tôi đã nói, thị trường biến động không theo quy tắc nào cả. Và chúng ta cũng không có chiến lược hoàn hảo nào, cho tất cả các lệnh giao dịch của mình.

Và chiến lược đó chỉ phù hợp cho 1 hoặc vài giao dịch, nó không hiệu quả cho toàn bộ các giao dịch của bạn. Vì đơn giản là bất kỳ điều gì cũng có thể xảy ra trên thị trường, tại bất kỳ thời điểm nào.

Nhưng bạn đừng lo, trong một bài viết khác tôi sẽ có một vài gợi ý để bạn tham khảo chiến lược thoát lệnh.

Nguyên tắc số 3: Chiến lược thoát lệnh phải phù hợp với tâm lý giao dịch của bạn

Tôi nghĩ rằng đây là phần quan trọng nhất trong chiến lược thoát lệnh. Đừng cố gắng tối đa hóa lợi nhuận. Thay vào đó, hãy tối ưu hóa việc tương thích chiến lược thoát lệnh với tâm lý của bản thân mình.

Sau một lệnh giao dịch, có khi nào bạn cảm thấy tiếc nuối vì mình đã chốt lời quá sớm. Có khi nào bạn thấy thất vọng là mình đã ko chốt lời ở mức giá tốt.Để rồi giá quay lại và khoản lợi nhuận chẳng còn bao nhiêu. Và tồi tệ hơn là có lời không chốt để rồi bị thua lỗ.

Sau mỗi lệnh giao dịch như vậy, tâm lý của bạn sẽ bị dao động và tự trách bản thân mình. Tôi đoán chắc là đa phần chúng ta đều rơi vào tình trạng này. Và rồi khi tâm lý đó sẽ kéo theo cảm xúc bực tức thị trường. Và chúng ta vào lệnh như trả thù thị trường, hành động đó không thể kiểm soát được.

 Nó không khác nào việc khi đi trên đường, chúng ta cố gắng né tránh 1 con chó dữ. Rồi nó lao vào cắn chúng ta 1 cái. Ngay lập tức cơn giận dữ khiến chúng ta vứt bỏ sự sợ hãi, và lao vào hỗn chiến với con chó dữ. Thị trường tài chính và đặc biệt là thị trường Forex hoặc crypto còn nguy hiểm hơn thế rất nhiều. Có thể bạn sẽ phải rời thị trường bằng việc cháy tài khoản.

Do vậy, hãy cố gắng hài hòa giữa tâm lý của bản thân mình với chiến lược thoát lệnh.

Nguyên tắc số 4: Phòng thủ tốt hơn là tấn công.

Điều này có thể thấy rõ nhất trong môn bóng đá. Trước khi chúng ta nghĩ tới việc ghi bàn thì điều quan trọng nhất là không được thủng lưới. Bởi đơn giản là nếu để thửng lưới, chúng ta phải nỗ lực để gỡ hòa trước khi nghĩ tới việc chiến thắng. Giao dịch cũng hoàn toàn như vậy, nếu để mất tiền thì sớm hay muộn chúng ta cũng sẽ bị đá ra khỏi cuộc chơi.

Thị trường Forex là sân chơi của những quái kiệt trên toàn cầu. Đôi khi bạn thắng, nhiều lúc bạn thua nhưng cuối cùng hãy đặt câu hỏi cho bản thân bạn. Bạn muốn trở thành một nhà giao dịch thành công hay là một trader bình thường. Tôi nghĩ rằng, bất kể ngành nghề lĩnh vực nào thì tiền đều chảy về túi của người chuyên nghiệp. Con đường trở thành 1 trader chuyên nghiệp thực sự không dễ dàng. Hãy học hỏi từng ngày và tôi nghĩ GIAO DỊCH LÀ MỘT HÀNH TRÌNH, KHÔNG PHẢI LÀ ĐÍCH ĐẾN.

Phạm Xuân Định

Phương pháp nào cũng có lời, ít hay nhiều do tâm lý! Tham gia nhóm để nhận được nhiều thông tin và tài liệu Telegram: https://t.me/banktrapscom

Leave a Comment