Trading Hub 3.0 (Phần 7): Các loại Liquidity – SMC

SMC
Trang chủ » Blog » SMC » Trading Hub 3.0 (Phần 7): Các loại Liquidity – SMC

Liquidity (thanh khoản) về cơ bản là phần chính trong Smart money concept. Nếu bạn không hiểu chính xác liquidity là gì, rất có thể bạn chính là một phần của liquidity.

Liquidity hoạt động giống như nhiên liệu để thị trường đẩy giá cao hơn hoặc thấp hơn.

Liquidity trong SMC là gì?

Liquidity là số lượng lệnh mà hầu hết các nhà giao dịch đang tìm kiếm cho lệnh Buy hoặc Sell tại một điểm cụ thể.

Liquidity không chỉ là stoploss mà còn là số lượng Buy hoặc Sell của các trader. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong SMC nên bạn đọc cần đọc và xem video một cách cẩn thận.

Các tổ chức và ngân hàng thường có xu hướng quét thanh khoản (sweep liquidity) để có thể dễ dàng đẩy giá lên cao hoặc xuống thấp hơn.

Nếu bạn hiểu rõ về thanh khoản, bạn có thể “crack” Smart money concept một cách dễ dàng.

Video học Liquidity

Retailer liquidity là gì?

Hầu hết các Retail (trader nhỏ lẻ) giao dịch dựa trên Trendline, các mô hình và chỉ báo như Bowlinger band, MA 89, Vai đầu vai, đường Kháng cự & Hỗ trợ… Đây là lý do chủ yếu để các Smart money (Banks và Inst) thao túng các Retail.

Để giao dịch thông minh như các Smart money, bạn cần hiểu các retail đang nghĩ gì, tức là bạn cũng cần trở thành một nhà giao dịch nhỏ lẻ tốt.

Theo SMC, nếu ai đó Buy tại một demand zone, bạn phải đợi quét stoploss rồi mới tìm kiếm một lệnh Buy. Tương tự, nếu ai đó Sell tại một supply zone, bạn phải đợi quét stoploss rồi mới tìm kiếm một lệnh Sell.

Hành động stop hunt chính là quét thanh khoản của Smart money, khi Smart money lấy hết tiền của retail cũng là lúc chúng ta vào lệnh.

Retail vs Smart Money
Retail vs Smart Money

Vào lệnh với Liquidity

Lưu ý: Liquidity chỉ là xác nhận bổ sung cho việc vào lệnh, về entry chi tiết chúng ta sẽ thảo luận tại các phần tiếp theo của tài liệu Trading Hub 3.0.

Bây giờ chúng ta sẽ xem các trường hợp vào lệnh với Liquidity bằng các ví dụ cụ thể.

Vào lệnh với Support & Resistance / EOH / EOL

Tại đương kháng cự mạnh hoặc Equal high, retail sẽ đặt lệnh Sell và stoploss bên trên kháng cự. Tuy nhiên, Smart money sẽ săn các SL này nên chúng ta cần đợi Smart money quét hết thanh khoản mới vào lệnh tại LTF.

Kháng cự hoặc equal high
Kháng cự hoặc equal high

Tương tự với đường hỗ trợ mạnh, retail sẽ đặt lệnh Buy khi giá chạm vào đường hỗ trợ và đặt stoploss bên dưới. Smart money sẽ quét hết stoploss và chúng ta sẽ chuyển về khung thời gian nhỏ để vào lệnh.

Vào lệnh với Trendline

Trendline (đường xu hướng) là phần quan trọng trong phương pháp giao dịch của các Retail, khi bạn đang tìm kiếm lệnh Buy hoặc Sell sau khi trending bị phá vỡ bạn cần phải đợi thiết lập thích hợp theo SMC.

Khi giá phá lên hãy nghĩ về thiết lập bán và nếu giá phá xuống hãy nghĩ về thiết lập mua. Nếu xu hướng thị trường đang là tăng thì nên ưu tiên thiết lập mua và ngược lại, nếu xu hướng là giảm thì ưu tiên thiết lập bán.

 Vào lệnh khi giá break trendline
Vào lệnh Sell khi giá break lên trendline
Vào lệnh Buy khi giá break trendline
Vào lệnh Buy khi giá break xuống trendline

Chúng ta sẽ bắt gặp giá break qua trendline rất nhiều lần trên chart forex, crypto, chứng khoán, hàng hóa.

Với các retail thông thường thì việc break qua trendline sẽ giống như giá đảo chiều, nhưng với các Smart money thì sẽ chỉ giống như việc lấy đi thanh khoản để làm nhiên liệu cho xu hướng tiếp diễn.

Jack

Làm thế nào để tránh được bẫy của ngân hàng / tổ chức (Bank traps) trong giao dịch? SMC có lẽ là phương pháp thích hợp nhất giúp các retail có được tư duy như smart money và tránh được bẫy. Có nhiều tài liệu về SMC, trong đó Trading Hub là tài liệu toàn diện và hiệu quả nhất về phương pháp này. Tham gia thảo luận tại Telegram: @Banktrapscom

Leave a Comment