Quant Trading (Phần 5): Volatility

Quantitative Trading
Trang chủ » Blog » Quantitative Trading » Quant Trading (Phần 5): Volatility

Những nhà đầu tư đã từng tham gia vào thị trường sẽ đều có được cảm nhận về mức độ biến động của nó. Ví dụ như: Thị trường năm nay biến động mạnh hơn hẳn so với năm trước. Vậy có cách nào để lượng hoá cái được gọi là “biến động” này hay không?

Khái niệm về Volatility

Trong Quant Trading, có một khái niệm được gọi là “Volatility” dùng để xử lý vấn đề này. Volatility được đo bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cách phổ biến nhất là đo bằng standard deviation (độ lệch chuẩn) của return (tỷ suất sinh lời) trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ: standard deviation của return trong vòng một năm trước, cho ta biết mức độ biến động của cổ phiếu một năm vừa qua là như thế nào.

Giả sử từ phép đo này, ta có con số của năm nay là 10%, trong khi con số của năm ngoái là 5%, thì ta có thể nói thị trường năm nay biến động mạnh hơn so với năm trước.

Tuy nhiên cách dùng kể trên chỉ cho ta biết được mức độ biến động của thị trường trong một khoảng thời gian đã xảy ra. Cái mà nhà đầu tư quan tâm hơn là biến động trong thời gian tới sẽ như thế nào. Để xử lý vấn đề này, người ta đưa ra một khái niệm gọi là “Implied Volatility”.

Volatility (Biến động lớn)

Chỉ số này hiểu nôm na là sự dự đoán của toàn bộ thị trường về biến động trong thời gian tới. Nó được tính toán dựa vào giá của các Options với các Strike Price khác nhau. Về chi tiết cụ thể trong tính toán, tác giả xin được phép không bàn ở đây vì công thức khá phức tạp (Sử dụng Black-Scholes Model). Cái chúng ta cần hiểu chỉ là, có tồn tại một khái niệm được gọi với cái tên Implied Volatility, nó miêu tả cho sự biến động ước đoán của nhà đầu tư đối với thị trường trong thời gian sắp tới.

Chỉ số nổi tiếng nhất cho khái niệm này là VIX (Mã ký hiệu của một chỉ số trên thị trường chứng khoán Mỹ). Nó được miêu tả như biến động kỳ vọng của thị trường chứng khoán Mỹ, hay còn được gọi với cái tên khác là Fear Index (Chỉ số sợ hãi). Khi VIX tăng lên, đồng nghĩa với việc thị trường thời gian tới sẽ có thể xảy ra những biến động mạnh hơn, khiến cho nhà đầu tư trở nên lo sợ (Nên nó được gọi là Fear Index).

VIX đã được sử dụng rộng rãi từ những năm 1990 cho đến nay, nó được coi là một trong những mối quan tâm lớn nhất của toàn bộ giới đầu tư trên thế giới, nhằm phòng tránh các cuộc khủng hoảng. Dù không thành công trong việc dự đoán cuộc khủng hoảng tài chính 2008, thế nhưng nó vẫn là một trong những chỉ số đáng lưu tâm nhất với toàn bộ các nhà đầu tư trong thị trường chứng khoán Mỹ nói riêng, cũng như thị trường toàn cầu nói chung.

Tổng kết về Volatility

Trong thực tế, có rất nhiều chiến thuật giao dịch được hưởng lợi từ việc high volatility (Biến động lớn), đặc biệt là trong thị trường Option. Nhưng rất tiếc cho đến thời điểm bài viết này, thị trường Việt Nam chưa có Option. Thế nên xin được hẹn các bạn ở một lần khác, khi mà thị trường Option được mở cửa, chúng ta sẽ sau, cùng bàn xem sử dụng Volatility để tìm kiếm lợi nhuận như thế nào.

Còn riêng với thị trường cơ sở, Volatility được sử dụng như một công cụ hỗ trợ cho việc đưa ra các quyết định, đặc biệt là trong những tín hiệu về giá và khối lượng. Nó dường như là không thể thiếu trong bất cứ mô hình hay chiến thuật nào của Quant Trading.

Còn tiếp

Quốc Huy

Với nhiều năm kinh nghiệm giao dịch theo phương pháp cả định tính vs định lượng. SOG sẽ chia sẻ cho bạn đọc những bài viết chất lượng về giao dịch ngoại hối giúp các bạn cải thiện bản thân, nâng cao kĩ năng giao dịch của mình. Các bài học kinh nghiệm mà SOG rút ra từ chính quá trình giao dịch của bản thân sẽ được đúc kết lại xúc tích, ngắn ngọn, dễ hiểu nhất để các bạn mới bắt đầu giao dịch hoặc giao dịch lâu năm đều có thể tiếp thu được nhanh chóng.

Leave a Comment